1. Hiểu về các loại đường ăn
Các loại đường nói chung, bao gồm cả đường ăn, là tên gọi của những hợp chất hóa học thuộc nhóm Cacbohidrat dạng tinh thể. Đường có vị ngọt là một gia vị không thể thiếu trong cuộc sống. Đường có thể dùng để nêm nếm, tạo màu và độ ẩm cho món ăn. Ngoài ra, đường còn có công dụng làm đẹp và hỗ trợ chữa bệnh khi cần.
Hiện nay, đường ăn có rất nhiều loại với nhiều hình dạng và nguyên liệu khác nhau. Trước đây, nguyên liệu chính tạo ra đường là cây mía. Tuy nhiên, hiện nay, đường có thể được làm từ nhỏ, củ cải đường… khá đa dạng với mùi vị có nhiều khác biệt.
2. Cách chọn đường ăn phù hợp
Sự đa dạng các loại đường giúp bạn tạo ra những hương vị mới lạ hơn cho món ăn, đồ uống. Thế nhưng làm sao để chọn được loại đường phù hợp lại khó hơn chính vì có quá nhiều loại này.
2.1. Chọn các loại đường ăn theo mục đích sử dụng
Đường có khá nhiều dạng như đường bột, đường dạng chất lỏng hoặc đường khối. Đường bột tùy tiện nhưng không phải làm gì cũng tốt. Tùy từng mục đích, bạn có thể chọn một loại đường thích hợp nhất.
- Làm bánh: Loại đường được sử dụng để làm bánh phổ biến nhất chính là đường cát, đường bột. Chúng mịn màng hòa tan nhanh, khá tiện dụng hợp với mục đích làm bánh.
- Nấu ăn: Đường dùng khi nêm nếm, nấu ăn thường ưu tiên dễ dàng hòa tan. Đó thường là đường cát, đường bột. Riêng khi nấu chè hay nấu yến, nha đam, các bà nội trợ sẽ ưu tiên dùng đường phèn. Loại đường này có tính mát và khả năng giải nhiệt cơ thể tốt.
- Trang trí: Những loại đường khối ngày nay gần như được tạo ra với mục đích trang trí. Chúng thường được tạo hình với những kiểu dáng độc đáo để người dùng trang trí cho món ăn hay xếp thành những hình dạng độc đáo.
2.2. Chọn các loại đường ăn trên tiêu chí sức khỏe
- Độ ngọt: Đường trong mật ong và siro có độ ngọt ít hơn trong đường trắng với trọng lượng tương đương.
- Có một chỉ số gọi GI (chỉ số đường huyết) trong ẩm thực. Đây là thông số cho biết mức độ tăng đường trong máu sau mỗi bữa ăn. Nếu dùng thức ăn có lượng GI thấp thì lượng đường trong máu sẽ không cao và ngược lại. Vì thế, nếu gặp vấn đề sức khỏe liên quan đến đường thì bạn nên ưu tiên chọn loại đường có giá trị GI thấp. Hiện nay, những loại đường có màu sẫm như đường thốt nốt, đường nâu, củ cải đường thường có GI thấp. Vì thế, rất nhiều người đang ưu tiên chúng trong nhà bếp dù giá thành cao hơn nhiều so với đường đã tinh chế.
- Khả năng chống oxy hóa: Đường chưa qua tinh chế thường có nhiều khoáng chất và hợp chất hơn. Tuy nhiên, đây là những chất làm tăng khả năng chống oxy hóa, gây tổn hại tế bào, nguyên nhân của một số bệnh mãn tính thường gặp. Trong đường chà và hay mật mía chứa chất chống oxy hóa cao hơn đường trắng và siro ngô.
2.3. Chọn đường ăn theo vấn đề vệ sinh
Các loại đường gói, đường que hiện nay được dùng khá phổ biến ở những quán ăn, quán cà phê. Chúng khá vệ sinh và tiện dụng, nhất là ở những nơi có nhiều người dùng. Đường đóng gói hiện nay cũng có rất nhiều khối lượng và kích cỡ khác nhau. Tuy nhiên, loại đường đóng gói này có giá thành cao hơn so với đường mua số lượng lớn hơn.
3. Phân biệt các loại đường ăn thường dùng
Đường ăn hiện nay rất đa dạng. Tuy nhiên, xét về độ phố biến thì có 6 loại đường được sử dụng nhiều hơn trong đời sống.
3.1. Đường kính
Đường kính hay đường trắng, đường tinh luyện (granulated sugar) là loại đường sản xuất 100% từ mía và thực vật có vị ngọt nư củ cải đường. Sản phẩm được sản xuất trên quy trình công nghiệp và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Loại đường này được loại bỏ tạp chất và màu bằng than hoạt tính. Vì thế, chúng thường có màu trắng ngà, vị ngọt đạm và dễ dàng hòa tan. Đường kính trắng được dùng trong nấu nướng, làm đồ uống, làm nước màu caramen, trang trí…
3.2. Các loại đường ăn: Đường bột
Đường bột (icing/powdered/confectioners sugar) là loại đường đặc biệt có dạng bột cực mịn. Với đường kính nhỏ, đường bột có thể hòa tan nhanh hơn cả đường trắng. Khi sản xuất đường bột, người ta thường pha thêm một lượng bột bắp để đường không bị vón cục và giữ gìn được lâu dài. Loại đường này được dùng phổ biến nhất trong làm bánh. Rải một lớp đường bột lên bề mặt giúp bánh có độ ẩm cao hơn, bánh sẽ ngọt và bắt mắt hơn.
3.3. Đường phèn
Đường phèn được tạo ra từ những nguyên liệu chính là mía, cây cọ, củ cải, thốt nốt… Đường phèn hầu như được nấu thủ công nên khá sạch và an toàn. Đường phèn có vị ngọt thanh, thanh mát và có khả năng giải nhiệt tốt. Vì thế, loại đường này thường được dùng để nấu chè, nước giải khát hoặc dùng trong những bài thuốc trị ho rất hiệu quả.
3.4. Đường nâu
Đường nâu (brown sugar) là loại đường có màu nâu tự nhiên đang trở thành xu hướng lựa chọn của các bà nội trợ. Loại đường này được sản xuất bằng phương pháp thủ công, có màu mật mía khá rõ ràng ở bên ngoài. Đường nâu thường được dùng để tạo màu tự nhiên và hương vị cho món ăn, pha nước uống, nấu chè… Hiện nay có hai loại đường nâu phổ biến là tự nhiên và thương mại.
- Đường nâu tự nhiên là loại đường mà người sản xuất giữ lại phần rỉ đường để chúng có màu nâu tự nhiên.
- Đường nâu thương mại là loại đường được tạo ra bằng cách trộn đường trắng với mật mía.
4.5. Đường thốt nốt
Đường thốt nốt được chế biến từ nước ép hoa thốt nốt. Loại đường này là một đặc sản nổi tiếng của vùng Bảy núi An Giang. Đường thốt nốt có vị ngọt dễ chịu, mùi thơm đồng thời rất giàu vitamin và khoáng chất. Loại đường này khá mềm, mịn, có thể dùng thìa cao và tan ngay khi cho vào miệng.
4.6. Các loại đường ăn dạng nước
Trong thiên nhiên, có những sản phẩm có sẵn vị ngọt và lượng đường tự nhiên. Chúng là những loại đường có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và các ngành công nghiệp.
- Mật ong: Sản phẩm có màu nâu có mùi thơm đặc trưng và ngọt hơn đường kính. Đường trong mật ong rất giàu vitamin lại không chứa cholesterol nên rất được ưa chuộng. Mật ong hện nay được dùng để làm bánh, pha nước uống, chữa bệnh và làm đẹp da.
- Mạch nha: Đây là một loại mật dẻo được làm từ gạo nếp và các loại tinh bột. Mạch nha được lên men bằng mầm thóc nên có độ dẻo nhất định, vị ngọt thanh và thơm mùi nếp. Đường mạch nha thơm ngon và bổ dưỡng nên đã trở thành nguyên liệu khó có thể thay thế để sản xuất bánh kẹo hay bia.
- Mật mía: Một sản phẩm chiết xuất từ cây mía rất giàu dưỡng chất được sử dụng từ lâu đời. Người ra thường dùng mật mía để làm bánh trôi, bánh giò, bánh chay…
- Siro: Một loại đường có dạng lỏng sánh, màu trong và hòa tan rất nhanh. Chúng được dùng để chế biến nhiều món ăn, đồ uống, sản xuất bánh kẹo đặc biệt là bánh kem, nhân bánh trung thu hay dùng phủ lên bắp rang bơ cho vị ngọt và mùi thơm đặc trưng…
4. Giới thiệu các loại đường ăn phổ biến nhất hiện nay
Nếu đang đi tìm một loại đường tốt nhất cho gia đình thì bạn có thể xem qua những gợi ý của Blogdanhgia.com. Đây là những sản phẩm bán chạy nhất trên những trang trực tuyến với nhiều đánh giá tích cực từ người dùng.
4.1. Đường thốt nốt hữu cơ Confirel
Khi xu hướng sử dụng sản phẩm hữu cơ lên ngôi, sản phẩm của Confirel càng được ưa chuộng nhiều hơn. Chiết xuất từ cây thốt nốt thiên nhiên, đường Confirel chứa nhiều dưỡng chất giúp tăng tuần hoàn máu tăng cường hệ miễn dịch cũng như sức khỏe xương khớp.
- Sản phẩm không qua tinh luyện nên giữ được lượng vitamin, khoáng chất nguyên vẹn cùng mùi thơm đặc trưng
- Chỉ số đường huyết chỉ 35 thấp hơn nhiều so với đường mía thông thường (65), an toàn cho sức khỏe
- Có thể dùng trực tiếp hoặc nêm nếm, ướp thịt cá, chế biến nhiều món ăn
Giá tham khảo: 125.000 đồng/500g
4.2. Các loại đường ăn: Đường kính trắng Cô Ba Biên Hòa
Biên Hòa là thương hiệu đường đã chẳng còn xa lạ với người Việt. Biên Hòa có rất nhiều sản phẩm giá rẻ mà chất lượng cao đang bán rất chạy trên thị trường. Một trong số đó không thể nào không kể đến đường kính trắng Cô Ba.
- 100% mía đường tinh khiết, sản xuất trên dây chuyền khép kín
- Loại bỏ hoàn toàn tạp chất, không dùng hóa chất tẩy trắng, an toàn cho sức khỏe
- Đường có dạng tinh thể trắng sáng, tơi khô, có vị ngọt tự nhiên, không có mùi lạ
- Dễ hòa tan trong nước, có thể dùng pha nước uống hoặc nấu ăn trực tiếp
Giá tham khảo: 28.000 đồng/1kg
https://www.lazada.vn/products/duong-sach-co-ba-bien-hoa-1kg-i1397832795-s5789936726.html
4.3. Đường nâu Hàn Quốc Beksul
Trong dòng đường nâu, Beksul là một cái tên nổi bật. Đây là thương hiệu đến từ Hàn Quốc nổi tiếng với loại đường nâu làm từ mía nguyên chất có màu mật mía nâu sậm. Đây là một trong những loại đường ăn được yêu thích ở Việt Nam và thị trường châu Á nói chung.
- Đường nâu tinh khiết sản xuất dựa trên công nghệ hiện đại, an toàn cho sức khỏe người dùng
- Chứa nhiều vitamin và canxi có vị ngọt ôn, bổ sung dưỡng chất, bồi bổ cơ thể
- Vị ngọt đậm đà thích hợp pha đồ uống, nấu ăn và làm bánh đều ngon
Giá tham khảo: 29.000 đồng/200g
4.4. Đường lá cỏ ngọt Tropicana Slim Stevia
Cỏ ngọt hay còn gọi là cỏ mật, cúc ngọt, trạch lan là loại thực vật chứa đường ngọt hơn đường mía rất nhiều nhưng năng lượng thấp. Loại đường làm từ lá cỏ ngọt vì thế thích hợp dùng cho những người người đang ăn kiêng. Một trong những sản phẩm đường lá cỏ ngọt tiêu biểu nhất thị trường hiện nay phải kể đến Tropicana Slim Stevia.
- Đường có vị ngọt dịu nhẹ, không đắng hậu vị hay biến chất khi chế biến ở nhiệt độ cao, có thể dùng pha chế nước hoăc nấu nướng an toàn
- Không sinh năng lượng, ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh béo phì, thừa cân, tiểu đường, huyết áp
- Đường có ngọt có thể chăm sóc răng miệng cho người viêm lợi, có thể dùng để chăm sóc da và tóc
Giá tham khảo: 65.000 đồng/125g
4.5. Đường củ cải Nhật Bản Hokuren Tensa
Củ cải đường là thực phẩm có vị ngọt tự nhiên và chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Vì thế, đường chiết xuất từ củ cải đường an toàn khi sử dụng cho cả nhà từ người lớn đến trẻ em. Trên thị trường hiện nay, loại đường củ cải được yêu thích nhất là sản phẩm nội địa Nhật Bản Hokuren Tensai.
- Chiết xuất 100% từ củ cải đường hữu cơ được trồng từ vùng Hokkaido của Nhật Bản
- Đường có vị ngọt dịu, thành phần lành tính, an toàn cả khi dùng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên
- Loại đường này chứa nhiều dưỡng chất có thể bổ sung năng lượng, chống oxy hóa, giải độc, ngăn ngừa lão hóa…
- Đường củ cải Hokuren Tensai có thể dùng hàng ngày: nấu ăn, làm bánh, làm sữa chua…
Giá tham khảo: 139.000 đồng/650g
4.6. Đường nho Pháp Jungbunzler
Đường nho (Glucono Delta Lactone) là loại được chiết xuất và kết tinh từ quả nho kết hộ với mật ong, mật mía, củ cải đường… Ở thị trường Việt Nam, có hai loại đường nhỏ phổ biến là đường nho Ý và đường nho Pháp. Nếu muốn dùng thử loại đường này, bạn có thể bắt đầu với đường nho Pháp Jungbunzler.
- Đường nho Jungbunzler có vị ngọt hơi chuyển sang chua, màu trắng tinh, rất mịn
- Đường nho có tính axit nhẹ, không mùi, được sử dụng phổ biến trong món đậu phụ, tào phớ
- Đường nho có thể điều chỉnh độ pH dùng trong nem chua, nước giải khát, tạo độ xốp mịn trong bánh
Giá tham khảo: 39.000 đồng/100g
https://www.lazada.vn/products/duong-nho-phap-500g-jungbunzlauer-i889100522.html
4.7. Các loại đường ăn: Đường phèn Biên Hòa
Đường phèn Biên Hòa là một trong những loại đường được sử dụng phổ biến trong bếp ăn của người Việt. Có rất nhiều lý do để các bà nội trợ đặt niềm tin vào Biên Hòa cho những món ăn an toàn và bổ dưỡng cho gia đình mình.
- Sử dụng công nghệ sạch, không sử dụng hóa chất, thành phần lành tính
- Đường phèn dạng viên kích thước lớn, có màu trắng trong, hơi cứng, dễ hòa tan trong nước
- Vị ngọt thanh mát, có công dụng giải nhiệt và trị ho rất tốt
- Thích hợp cho những món chè, mứt, nước giải khát thiên nhiên mùa hè
Giá tham khảo: 35.000 đồng/500g
https://shopee.vn/%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng-ph%C3%A8n-Bi%C3%AAn-H%C3%B2a–500g–i.5275544.9217319637
https://www.lazada.vn/products/duong-phen-bien-hoa-goi-500g-i959786003-s2937114886.html
4.8. Đường mật hoa dừa hữu cơ PT Coco
Mật hoa dừa được chiết xuất từ hoa dừa tự nhiên. Đường kết tinh từ mật hoa dừa có vị ngọt dịu, không gắt và đặc biệt có chỉ số đường huyết khá thấp. Hiện nay, một trong những loại đường mật hoa dừa hữu cơ đáng thử nhất chính là PT Coco.
- 100% chiết xuất từ mật hoa dừa khô của Indonesia
- Màu sắc và thành phần thuần tự nhiên, không trải qua quá trình tinh luyện hay tẩy trắng
- Chứa hàm lượng khoáng chất cao cùng nhiều vitamin cần thiết
- Bổ sung năng lượng, tăng sức đề kháng, giữ ổn định đường huyết
- Thích hợp nêm nếm, pha uống, làm nước giải khát cho người ăn kiêng
Giá tham khảo: 99.000 đồng/454g
4.9. Đường siro cây thùa Agave hữu cơ Markal
Siro mật cây thùa là một trong những chất tạo ngọt tự nhiên chiết xuất từ cây xương rồng xanh (Blue Agave Cactus). Đây là một thực vật bản địa Mexico đặc biệt quý hiếm nhờ những dưỡng chất cung cấp cho cơ thể. Ở Việt Nam, người dùng có thể thử mật siro cây thùa hữu cơ của Markal.
- Mật cây thùa Markal chiết có nguồn gốc thực vật hữu cơ, có chứng nhận tiêu chuẩn châu u
- Tạo ngọt tốt, có thể dùng như mật ong pha nước uống, làm bánh…
- Chỉ số đường huyết thấp hơn nhiều so với đường huyết, an toàn khi dùng cho người bệnh tiểu đường, người đang ăn kiêng
Giá tham khảo: 315.000 đồng/330g
https://www.lazada.vn/products/mat-cay-thua-si-ro-agave-huu-co-markal-330g-i245941254.html
4.10. Đường mía thô hữu cơ Thái Lan Wangkanai Organic
Nếu tìm một loại đường hữu cơ nguyên chất nhất thì đường mía hữu cơ Wangkanai Organic là gợi ý hoàn hảo. Sản phẩm đến từ Thái Lan này được khai thác từ những ruộng mía canh tác hữu cơ không sử dụng hóa chất, được những quốc gia hàng đầu thế giới công nhận về chất lượng.
- Cô đặc từ mía hữu cơ, không chất kích thích, phân bón hay thuốc tăng trưởng
- Không chứa nhiều chất béo gây nguy hại cho cơ thể, có thể sử dụng hàng ngày
- Vị ngọt thanh, mùi thơm thuần tự nhiên, thích hợp dùng nấu nướng hoăc pha chế nước uống hàng ngày
Giá tham khảo: 47.000 đồng/1kg
4.11. Các loại đường ăn: Đường bột làm bánh Cuộc Sống Việt
Đường bột là mảnh ghép không thể thiếu trong tủ của các bà nội trợ, nhất là những người thích làm bánh. Đây là sản phẩm của thương hiệu Việt Nam có giá thành phải chăng và chất lượng cao.
- Đường bột bao gồm 97% đường tinh luyện, 3% bột ngô
- Đường bột siêu mịn, được tinh luyện trên dây chuyền công nghệ hiện đại
- Hạt đường màu trắng, kích thước đồng đều, mịn màng, tơi, không vón cục
- Vị ngọt, không có mùi lạ, thích hợp làm bánh và trang trí bánh
Giá tham khảo: 42.000 đồng/800g
https://shopee.vn/product/1250459/186333881
4.12. Siro mật đường đen Kobe Nhật Bản
Mật đường đen chính là dung dịch tạo thành trong quá trình làm mía đường. Đây có thể xem là một sản phẩm phụ của việc sản xuất đường. Loại đường này có màu đen, ngọt đậm, mùi khói và vị có chút đắng so với những loại đường khác.
- Chứa một hàm lượng canxi và kali có công dụng giữ huyết áp ổn định, ngừa loãng xương
- Mật đường đen nhiều chất chống oxy hóa hơn, tốt hơn cho sức khỏe
- Có thể ăn trực tiếp cùng bánh mì hoặc làm nước sốt
Giá tham khảo: 46.000 đồng/180g
https://www.lazada.vn/products/mat-duong-den-180g-hang-kobe-nhat-ban-i710958989-s1782708507.html
4.13. Đường que Toàn Phát
Đường que là một trong những mảnh ghép không thể thiếu trong bộ sưu tập này. Đường que được cân chỉnh để đóng gói một lượng vừa đủ cho mỗi lần sử dụng vừa tiện lợi, vừa vệ sinh lại dễ dàng mang theo để dùng khi cần. Một trong những loại đường que phổ biến nhất hiện nay tại các siêu thị và cửa hàng tiện lợi là đường que Toàn Phát.
- Loại đường nhỏ màu trắng tinh khiết, không chứa chất độc hại cho cơ thể
- Được tinh chế từ nguyên liệu thiên nhiên, an toàn khi sử dụng
- Dùng để chế biến nhiều món ăn và thức uống thơm ngon.
Giá tham khảo: 12.000 đồng/20 que 20g
4.14. Đường cà phê T&L Rough Cut Demarara Sugar
Đường cà phê T&L Rough Cut Demarara Sugar là loại đường viên đặc biệt đến từ Anh Quốc. Thương hiệu Tate & Lyle Sugars này có hơn 130 năm mang đến những loại đường ăn tốt nhất cho người tiêu dùng. Đường cà phê T&L Rough Cut Demarara Sugar này được yêu thích không chỉ bởi hương vị đặc biệt mà còn có thể ứng dụng cho nhiều mục đích.
- Chiết xuất từ cây mía thiên nhiên với độ ngọt hài hòa
- Đường được chế biến thành từng viên, chuyên làm đậm đà hơn món cà phê
- Hình dạng đẹp mắt có thể dùng để trang trí cho đồ uống hay những món bánh thêm bắt mắt
Giá tham khảo: 163.000 đồng
4.15. Mạch nha Quảng Ngãi hiệu Nhân Thùy
Đường mạch nha là một trong những đặc sản của vùng đất Quảng Ngãi. Sản phẩm đặc biệt được tinh chế từ gạo và mộng lúa hữu cơ thiên nhiên. Nhắc đến mạch nhà thì không thể không kể đến Nhân Thùy, thương hiệu mạch nha của những nghệ nhân lâu đời nhất của vùng Mộ Đức, Quảng Ngãi.
- 100% chiết xuất từ gạo lứt tím và mộng lúa
- Đường mạch nha có màu vàng nâu óng ánh, vị ngọt thanh, không nồng mùi đường, thơm hương lúa tự nhiên
- Có thể thay thế đường bình thường làm kẹo, pha nước uống, món ăn và đồ uống cho em bé an toàn
Giá tham khảo: 85.000 đồng/200ml
5. Giải đáp thắc mắc phổ biến về các loại đường ăn
Dù là gia vị rất phổ biến trong bếp nhưng dùng đường thế nào cho đúng và an toàn thì không phải ai cũng biết. Hiện nay thì hàm lượng đường dùng mỗi ngày cũng được quan tâm nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe, hạn chế bệnh tật.
5.1. Mỗi ngày ăn bao nhiêu đường là đủ?
Thực chất, những thực phẩm như trái cây, ngũ cốc, rau củ… đã chứa một lượng đường tự nhiên. Một số sản phẩm khác như kẹo, bánh, nước ngọt… là đường thêm vào. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, lượng đường tối đa cho nam giới nên vào khoảng 150 calo (9 muỗng cà phê) và ở nữ giới là 100 calo (tương đương với 6 muỗng cà phê).
Nếu thiếu đường, cơ thể thường cảm thấy đói lả, vã mồ hôi, run tay chân, hạ đường huyết, giảm khả năng tập trung… Tuy nhiên, nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều đường, bạn sẽ đối diện với tình trạng thừa cân, béo phì và các căn bệnh như đái tháo đường, tiểu đường, cao huyết áp…
5.2. Nấu ăn với đường thế nào an toàn cho sức khỏe?
- Khi nấu ăn với đường nên đun nhỏ lửa để tránh bị cháy khét.
- Những món như canh hoặc súp thì nên chờ khi lúc món ăn sắp chín thì mới nêm đường chớ không nên nêm trước.
- Những món kho ngược lại cần ướp đường trước cho thấm
5.3. Bảo quản các loại đường ăn thế nào không bị hỏng?
Nếu bảo quản không tốt, đường rất dễ bị vón cục, chảy nước hoặc thu hút nhiều côn trùng đến. Vậy làm sao để giữ cho đường luôn tơi, rời và có thể dùng ngay?
- Đựng đường trong hũ đựng gia vị kín hoặc bao nilon buộc chặt, bảo quản ở nơi khô ráo. Lưu ý là không nên để hạt đường bám lên miệng hũ hoặc túi có thể gây chảy nước khi tiếp xúc với không khí.
- Không nên để đường ở nơi có ánh nắng mặt trời vì dễ làm đường bị chảy nước hoặc biến chất
- Một số loại đường có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
5.4. Xử lý đường thế nào nếu có kiến?
Dù chẳng ai mong muốn nhưng đường rất thu hút côn trùng, đặc biệt là kiến. Chúng gây cảm giác khó chịu cho người dùng. Nếu gặp tình trạng này, đừng vội bỏ hết đường mà hãy đặt dao, một miếng sắt hoặc một cây đũa vào hũ đường, kiến sẽ tự động chui ra ngoài.
Các loại đường ăn hiện nay ngày càng đa dạng và cũng chú trọng đến vấn đề sức khỏe nhiều hơn. Đường là một nguyên liệu khiến cuộc sống có thêm hương vị ngọt ngào nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm. Vì thế, người dùng cần cân nhắc liều lượng và cách dùng an toàn cho sức khỏe. Hy vọng bài viết đã cung cấp tổng quan về những loại đường phổ biến nhất, cho người dùng dễ lựa chọn và chăm sóc sức khỏe hơn.
Trang Trần